I. Mục đích, Ý nghĩa:
– Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động, góp phần thực hiện tốt quy định tổ chức và quản lý của Viện Đại học Mở Hà Nội;
– Đánh giá những việc đã làm được trong công tác quản lý, đào tạo của Nhà trường qua đó góp ý để công tác quản lý, đào tạo, phục vụ người học tốt hơn;
– Tạo kênh thông tin, diễn đàn trao đổi giữa Lãnh đạo Viện với sinh viên, giúp nhà trường kịp thời nắm bắt được diễn biến tư tưởng và mối quan tâm của sinh viên;
– Thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Lãnh đạo Viện với sinh viên.
II. Thành phần tham dự buổi đối thoại
– Đảng uỷ, Ban giám hiệu;
– Lãnh đạo các Khoa, Phòng, Trung tâm trong toàn Viện;
– Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Bí thư Chi bộ sinh viên;
– Đại biểu học viên, sinh viên được triệu tập.
III. Thời gian, địa điểm, chương trình đối thoại:
– Thời gian: Dự kiến từ 8h00’ – 11h30’, ngày 29 tháng 5 năm 2015 (Thứ Sáu)
– Địa điểm: Nhà văn hoá HSSV – số 37 Trần Bình Trọng – HN
– Chương trình đối thoại: (Có chương trình chi tiết kèm theo)
IV. Công tác tổ chức lấy ý kiến sinh viên
Tổ chức đối thoại sinh viên với nhà trường theo hình thức phân cấp từ dưới lên, bầu chọn đại biểu đi dự đối thoại cấp trên.
1. Tổ chức theo lớp hành chính
– Các đơn vị triển khai việc lấy ý kiến sinh viên thông qua hệ thống phiếu hỏi, lên kế hoạch và tổ chức đối thoại ở cấp lớp và cấp khoa.
– Công tác tổ chức đối thoại ở cấp lớp, thành phần tham dự gồm có: Giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập và toàn thể học viên, sinh viên trong lớp. Tại cấp lớp, tập thể lớp bầu chọn đại diện học viên, sinh viên tham dự buổi đối thoại cấp khoa (số lượng đại biểu do khoa quy định).
2. Tổ chức đối thoại cấp khoa
– Tại cấp khoa, thành phần tham dự bao gồm BCN khoa, các giáo viên chủ nhiệm lớp, chủ nhiệm khối, cố vấn học tập, toàn thể đại biểu học viên, sinh viên được triệu tập và đại diện lãnh đạo Nhà trường.
– Sau khi tổ chức đối thoại cấp khoa, căn cứ vào kế hoạch của Nhà trường, khoa bầu chọn đại diện học viên, sinh viên tham dự đối thoại cấp trường.
– Các nội dung đối thoại cấp khoa sẽ được thông tin công khai trên hệ thống website của Viện, Phòng CTCT&SV và các khoa.
3. Tổ chức buổi đối thoại cấp Viện
V. Kế hoạch chuẩn bị
TT | Nội dung | Thời gian | Tổ chức,Thực hiện |
1 | Xây dựng kế hoạch tổ chức đối thoại | 06/04 | P.CTCT&SV |
2 | Xin ý kiến, phê duyệt của Đảng uỷ, Ban giám hiệu về KH triển khai thực hiện | 07 – 12/04 | P.CTCT&SV |
3 | Họp BTC, Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo vụ các đơn vị có đào tạo. | 15/04 | P.CTCT&SV |
7 | Các đơn vị có đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức đối thoại | 16 – 18/ 04 | Các khoa |
Tiến hành tổ chức đối thoại cấp lớp | 20 – 24/ 04 | Các khoa | |
8 | Giáo vụ/ GVCN/ CVHT các khoa tổng hợp báo cáo thông qua biên bản họp đối thoại cấp lớp, trình lãnh đạo khoa xem xét, phê duyệt. | 04 – 07/05 | Các khoa |
9 | Khoa tiến hành tổ chức đối thoại, giải đáp thắc mắc cho hoc viên, sinh viên những nội dung có liên quan ở cấp khoa (công khai trên website của khoa), những nội dung khác không thuộc thẩm quyền giải quyết cấp khoa, chuyển về thường trực BTC qua phòng Công tác CT&SV. | 08 – 14/05 | Các khoa |
10 | Tổng hợp góp ý, đề xuất của học viên, sinh viên và gửi cho các đơn vị có liên quan đến các mảng đề nghị trả lời, phúc đáp lại thông tin của SV | 15 – 20/05 | P.CTCT&SV |
11 | Các đơn vị gửi công văn về việc trả lời ý kiến của học viên, sinh viên cho BTC (qua phòng CTCT&SV) | 21 – 25/05 | Các đơn vị có liên quan |
12 | Tổ chức họp chuẩn bị cho Buổi đối thoại | 26/05 | Ban Tổ chức |
13 | Trình Đảng uỷ – BGH Báo cáo tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của học viên, sinh viên tại buổi đối thoại cấp Viện | 27/05 | Ban Tổ chức |
14 | Tổ chức Buổi đối thoại cấp Viện | 29/05 | Viện trưởng chủ trì |
1. Phòng CTCT&SV
– Xây dựng kế hoạch, xin ý kiến lãnh đạo Nhà trường.
– Xây dựng nội dung lấy ý kiến sinh viên
– Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị kịch bản nội dung cụ thể Buổi đối thoại.
– Tổng hợp ý kiến chung của sinh viên; đề nghị các đơn vị trả lời nhanh bằng văn bản những vấn đề sinh viên hỏi để tổng hợp thành văn bản trình Viện trưởng.
– Xây dựng bản báo cáo lần cuối trình Viện trưởng phê duyệt.
– Chuẩn bị tài liệu, thông tin đề trả lời về công tác sinh viên, chế độ chính sách, học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên.
– Công tác tuyên truyền cho buổi đối thoại.
– Thường trực Ban tổ chức Buổi đối thoại, dẫn chương trình Buổi đối thoại.
– Mời các cơ quan báo, đài đến đưa tin về Buổi đối thoại.
– Đưa tin về buổi đối thoại trên website và bản tin nội bộ.
– Phân công cán bộ tham gia Tổ thư ký.
2. Phòng Tổ chức – Hành chính
– Chuẩn bị tài liệu, thông tin trả lời sinh viên các vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất, thủ tục hành chính đối với sinh viên.
– Chuẩn bị Hội trường và các điều kiện cần thiết đối thoại.
– Phân công 01 cán bộ tham gia Tổ thư ký.
3. Phòng Quản lý đào tạo
– Chuẩn bị tài liệu, thông tin để trả lời sinh viên các vấn đề liên quan đến quy định học tập theo tín chỉ, cố vấn học tập, xác nhận bảng điểm, các môn học bổ trợ kỹ năng, vv….
– Phân công 01 cán bộ tham gia Tổ thư ký.
4. Phòng Nghiên cứu Khoa học và HTQT
– Chuẩn bị tài liệu, thông tin để trả lời sinh viên các vấn đề liên quan đến hoạt động NCKH sinh viên, giải thưởng sinh viên hàng năm; vấn đề hỗ trợ học thuật cho các CLB sinh viên NCKH.
– Phân công 01 cán bộ tham gia Tổ thư ký.
5. Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng
– Chuẩn bị tài liệu, thông tin để trả lời sinh viên các vấn đề liên quan đến công tác khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.
– Phân công 01 cán bộ tham gia Tổ thư ký.
6. Phòng Kế hoạch tài chính
– Chuẩn bị tài liệu, thông tin để trả lời sinh viên các vấn đề liên quan đến học phí, lệ phí,… của nhà trường.
– Phân công 01 cán bộ tham gia Tổ thư ký.
7. Trung tâm Công nghệ Thông tin
– Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết cho đối thoại như: máy chiếu, màn chiếu, laptop…
– Phân công 01 cán bộ tham gia Tổ thư ký.
8. Trung tâm Thông tin-Thư viện
Chuẩn bị tài liệu, thông tin để trả lời các vấn đề liên quan đến phục vụ đọc sách của sinh viên tại thư viện; cung cấp danh mục sách, tài liệu trên mạng của Viện.
9. Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ sinh viên
Chuẩn bị tài liệu, thông tin để trả lời các vấn đề liên quan đến Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Thân thể; các công tác hỗ trợ sinh viên về: nhà trọ, giới thiệu việc làm, đào tạo kỹ năng mềm.
10. Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên
– Triển khai lấy phiếu thăm dò ý kiến phục vụ đối thoại.
– Chuẩn bị báo cáo tổng hợp việc lấy ý kiến của BCH Đoàn TN và các vấn đề sinh viên quan tâm theo kế hoạch đã đề ra.
– Có văn bản hướng dẫn các Liên chi đoàn chỉ đạo các Chi đoàn phối hợp trong công tác tổ chức buổi toạ đàm lấy ý kiến, thăm dò các nhóm đối tượng khác nhau để tìm hiểu về tâm tư, nguyện vọng và các sáng kiến của sinh viên hệ chính quy.
– Cử đại diện Đoàn thanh niên tham dự buổi toạ đàm lấy ý kiến của các Chi đoàn phối hợp với ban cán sự các lớp.
– Phối hợp với Phòng CTCT&SV hoàn thành báo cáo tổng hợp ý kiến chung của sinh viên.
– Cử sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ công tác tổ chức và đảm bảo trật tự tại buổi đối thoại.
11. Các đơn vị có đào tạo (bao gồm các khoa chuyên ngành, khoa ĐT Từ xa, khoa Sau ĐH, TT E-Learning, TT Đà Nẵng:
– Các đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức đối thoại sinh viên, gửi về Thường trực BTC (Phòng CTCT&SV) trước ngày 17/04/2015 (bản mềm gửi vào email: ctsv@hou.edu.vn)
– Ban chủ nhiệm các Khoa có trách nhiệm phối hợp với cấp uỷ chủ động trong việc tổ chức đối thoại tại đơn vị và chỉ đạo lấy ý kiến đề xuất từ BCS các lớp phối hợp với BCH Chi đoàn tổ chức
– Chỉ đạo Ban cán sự các lớp phối hợp với Ban chấp hành chi đoàn tổ chức buổi toạ đàm lấy ý kiến sinh viên để phục vụ cho buổi đối thoại.
– Cử cán bộ Khoa tham dự buổi toạ đàm lấy ý kiến của các chi đoàn phối hợp với ban cán sự các lớp tổ chức.
– Báo cáo tổng hợp ý kiến từ các lớp của đơn vị (có chữ ký của lãnh đạo khoa) và gửi về phòng CTCT&SV theo đúng lịch trình đề ra.
12. Các đơn vị khác:
– Phản hồi ý kiến theo yêu cầu của nhà trường đúng với chức năng nhiệm vụ và gửi về phòng CTCT&SV để tổng hợp báo cáo chính thức cho buổi đối thoại.
– Chuẩn bị tài liệu và thông tin phục vụ buổi đối thoại theo chức năng đơn vị của mình.
Tải file: Mẫu phiếu lấy ý kiến Sinh viên